Cô giáo đi thu mua phế liệu nuôi chồng ung thư

thumuaphelieu

Cô giáo đi nhặt phế liệu nuôi chồng ung thư

Mỗi tháng phải chi vài chục triệu đồng để chữa bệnh cho chồng, số tiền chị Thùy đang nợ đã lên tới 700 trăm triệu đồng. Cô giáo nghèo chỉ mong bán được nhà để trả nợ.

Sinh ra và lớn lên ở Ứng Hòa (Hà Nội), tuổi thơ của chị Vương Thị Thùy trôi qua êm đềm như bao bạn bè cùng trang lứa. Học xong cấp 3, chị thi đỗ Cao đẳng Sư phạm. Hồi đó, anh Mạnh, chồng chị Thùy sau này, học cùng khóa nhưng khác lớp, thấy chị Thùy học giỏi, bướng bỉnh nên có cảm tình nhưng chưa dám ngỏ lời. Đến khi ra trường, anh mới tỏ tình.

Năm 2005, hai người nên duyên vợ chồng, chị Thùy theo chồng về Đường Lâm và dạy ở tiểu học Viên Sơn cách đó 7 km. Họ xây được một căn nhà nhỏ, buổi tối, vợ chồng và hai con lại quây quần bên nhau, cuộc sống cứ êm đềm trôi qua cho đến ngày anh Mạnh phát hiện bị ung thư.

Cuối tháng 11/2012, chị Thùy đang ở quê ngoại thì hàng xóm gọi điện thông báo chồng chị đổ bệnh. Các bác sĩ chẩn đoán anh bị tắc ruột. Hôm sau, chị gửi mẫu bệnh phẩm ra Viện K thì nhận được kết quả anh bị ung thư đại tràng giai đoạn 3.

co-giao-thu-mua-phe-lieu.jpg

Cô giáo Thùy đang dạy tiểu học Viên Sơn. Ảnh: Thanh Tùng.

Ban giám hiệu và thầy cô trong trường đều cố gắng tạo điều kiện, khi nào chồng chị Thùy đi truyền hóa chất thì mọi người lại dạy thay. Đến hè, không phải đi dạy nữa, chị Thùy hết làm người giúp việc lại xoay qua buôn đồng nát để kiếm tiền nuôi con, nuôi chồng. Gia đình không đồng ý, nhưng cứ chờ mọi người đi vắng, chị lại trốn đi. Dọc đường, thấy phế liệu gì chị nhặt cái đó.

Bận đi nhặt phế liệu, chị phải đem con gái nhỏ hơn 1 tuổi gửi ông bà ngoại, đến lúc gặp lại, con không nhớ mặt bố mẹ. Bé khóc thét khi thấy mẹ khiến chị Thùy quay đi khóc. Người mẹ 33 tuổi này cũng phải gửi con trai lớn cho hàng xóm và bà nội. “Đứa đầu biết thân phận, dù vắng mẹ và phải nay đây mai đó, nhưng vẫn học rất giỏi, đạt nhiều giải thi cấp huyện và thành phố”, chị Thùy nghẹn ngào.

co-giao-thu-mua-phe-lieu-1.jpg

“Nghề phụ” của cô giáo Thùy vào mỗi buổi chiều. Ảnh: Thanh Tùng.

Ông Nguyễn Hồng Đắc, hàng xóm nhà chị Thùy, cho biết, hai vợ chồng chị đều là giáo viên, kể từ khi về ở sinh sống ở tổ dân phố, gia đình sống với xóm làng rất tốt, nên được mọi người quý mến.

Nguồn:=vnexpress.net/thu-mua-phe-lieu/

Thu mua đồng nát ở thanh xuan

Dịch Vụ Đồng Nát-Chúng những người thu mua đồng nát,những người chiến sĩ thu gom phế liệuđi đến từng ngõ ngách để thu lượn những đồ phế liệu đồng nát đưa về nơi tập kết với giá cao nhất.

Với những dịch vụ:
Thu mua phế liệu nhựa
Thu mua phế liệu hợp kim
Thu mua phế liệu inox
Thu mua đồ điện tử cũ hỏng
Thu mua sách báo cũ

thu mua dong nat tai thanh xuan
Dịch Vụ Đồng Nát


Ngoài ra chúng tôi còn nhận lau dọn nhà cửa,lau dọn văn phòng,công ty
Và chuyển nhà trọn gói với giá hợp lý

dich vu nha sach
Lau Dọn Văn Phòng

Tiêu biểu như các quận huyện nội thành Hà Nội:Quận Thanh Xuân,quận Cầu Giấy,quận Đống Đa…
Chi Tiết Liên Hệ DỊCH VỤ ĐỒNG NÁT
Hotline:0986981461
Email:dvtrongoi@gmail.com
Fb:www.fb.com/dichvudongnat

DON NHA THEO GIO TAI HA NOI

Dịnh vụ dọn nhà theo giờ tại Hà Nội

dongnhatheogio

Dịch Vụ Nhà Sạch – Nhà sạch thì mát bát sạch thì ngon cơm!
Chúng tôi nhận lau dọn nhà ,dọn văn phòng  theo giờ…!
Làm sạch những công trình xây dựng
Một dịch vụ nhà sạch di động với đội ngũ công nhân lành nghề đem đến cho không gian căn phòng,ngôi nhà của bạn thêm phần sinh động và thoáng mát .
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để bạn có được giá cả hợp lý nhất.
Hotline:0986981461
Email:dvtrongoi@gmail.com

Số phận của người thu mua phế liệu tại Hà Nội

Đắng cay đời ra phố kiếm ăn lại bị xâm hại

Vậy là hàng nghìn người tuôn ra thành phố, di cư đi nơi khác để tìm kiếm miếng cơm manh áo với tất cả mọi vất vả đắng cay…
Người phụ nữ nông thôn chân lấm tay bùn qua một kỳ đổi mới chẳng còn ruộng đồng để gắn bó. Vậy là hàng nghìn người tuôn ra thành phố, di cư đi nơi khác để tìm kiếm miếng cơm manh áo. Công việc của họ là mua bán ve chai đồng nát, gánh hàng rong, cắt cỏ thuê, cửu vạn… Tất cả mọi vất vả đắng cay đều đổ lên cuộc đời họ, cả những nguy cơ bị xâm hại tình dục cũng ập tới họ. Ra đi mong tìm được chút tiền để cải thiện cuộc sống nhưng đâu ngờ đường về lại quá xa xăm.
Thân “ve chai, đồng nát
“Ai ve chai, đồng nát, sắt vụn đê…”, tiếng rao quen thuộc ấy cứ cất lên văng vẳng trong từng con hẻm sâu hun hút. Âm thanh ấy kéo dài, não nuột hòa lẫn nhịp nhàng với tiếng kêu của từng vòng xe lăn bánh trễ nải. Thân hình nhỏ bé, khuôn mặt đen nhẻm nấp sau lớp khăn bịt mặt lên màu cáu bẩn để lộ 2 con mắt mệt mỏi, người em, người chị ở làng quê ra phố kiếm ăn qua, chở ngày qua ngày bằng chiếc xe “ve chai, đồng nát”. Có người phất lên nhờ chiếc xe ấy nhưng có người lại “vì nghề mà tử nghiệp”.
Trò chuyện về nghề “ve chai”, chị Loan (quê Nam Định) đầy xót xa khi nhắc tới trường hợp người bạn cùng bỏ quê ra phố thu mua phế liệu tên N. (quê ở Hưng Yên). Đó là câu chuyện đầy tủi nhục, xót xa mà giới “ve chai, đồng nát” thường kể cho nhau nghe. Hôm ấy chị N. đi mua đồng nát ở khu vực phường Ô Chợ Dừa. Đến cổng ngôi nhà bề thế, chị N. được một phụ nữ trung tuổi gọi vào nhờ dọn nhà hộ và có bao nhiêu đồ phế liệu thì cho chị tất. Nghĩ rằng sáng ra gặp may khi được người xởi lởi, tốt bụng, chị N. không đắn đom đồng ý ngay. Khi chị N. vào thì bà chủ nhà khóa ngoài cổng đi chợ và dặn chị cứ dọn dẹp khi nào xong ngồi chờ. Không mảy may nghi ngờ, chị N. liền vào nhà dọn dẹp. Đang mải mê dọn dẹp và thầm vui với món đồ phế liệu khá nhiều thì bỗng đâu xuất hiện một người đàn ông đứng sau lưng chị.
Rất nhẹ nhàng, cố không để chị N. sợ hãi, ông ta hỏi han, trò chuyện và gạ gẫm chị cho quan hệ tình dục nhân lúc vợ đi vắng. Chị N. vô cùng lo sợ và nhất quyết tìm cách từ chối. Tuy nhiên, người đàn ông đó không hề từ bỏ ý định mà vẫn dùng mọi cách để thỏa mãn dục vọng của mình. Khi mọi việc đã xong xuôi, chị N. vẫn còn chưa hết bàng hoàng cũng như sự phẫn uất thì người vợ bất ngờ trở về khiến chị càng thêm lúng túng. Thế nhưng, khác với tưởng tượng của chị về sự nổi giận lôi đình thì bà chủ nhà lại điềm nhiên cho chị tiền và cho biết người chồng đã bị nhiễm HIV…(!).
Chị N. như người mất hồn. Về đến phòng trọ, chị mất ăn mất ngủ và đi tư vấn, xét nghiệm. Mọi thứ như sét đánh bên tai khi chị cầm trên tay tờ giấy có dấu xét nghiệm dương tính với HIV. Đau khổ, suy sụp vì bản thân mắc bệnh, chị nghĩ rằng cuộc sống của mình coi như đã chấm dứt. Bên cạnh đó, chị biết giải thích ra sao với chồng, con và gia đình? Những trăn trở, day dứt, đau khổ ấy dày vò khiến chị bế tắc và trong cơn cùng quẫn, chị đã để tiền trên bàn kèm theo một bức thư tuyệt mệnh rồi tự tử.
Không chỉ có chị N. mà còn rất nhiều trường hợp làm nghề thu mua đồng nát, ve chai khác đã từng hoặc đang đứng trước nguy cơ bị lạm dụng tình dục. Như trường hợp của chị T. bị xâm hại tình dục trong hoàn cảnh không ngờ và bởi một người cũng rất… bất ngờ. Đó là một buổi trưa khi chị đến khu tập thể để mua đồ phế liệu thì một cụ ông khoảng 80 tuổi vẫy chị lên để bán cho cái máy bơm cũ. Khi chị vừa lên đến phòng thì ông cụ liền đóng cửa lại và lao vào ôm lấy chị. Quá sợ hãi, chị la hét và bỏ chạy thoát thân. “Thật không thể ngờ được một người từng ấy tuổi lại có thể có hành động như vậy. May mà ông ấy yếu nên tôi vùng ra được chứ không thì…” – chị T. cho biết.
Cũng có nhiều chị vì hoàn cảnh khó khăn, đi mỏi cẳng cả ngày, tiền kiếm được chẳng đáng là bao, nên sau một lần bịlạm dụng tình dục và được trả tiền thì cũng đã nhiều lần qua lại với ông chủ bán đồng nát để có thêm chút ít. Chị H. cũng là một người như thế, lúc đầu chị được một ông chừng 60 tuổi gọi vào bán đồng nát, rồi ông bảo chị dọn dẹp nhà cửa, rồi ông đã làm với chị “chuyện ấy”. Sau đó, chị cũng qua lại nhiều lần để “dọn dẹp nhà cửa” vì ông này vợ đã chết, các con thì ở nhà khác thỉnh thoảng mới qua lại. Cũng tặc lưỡi cho qua chuyện vì muốn kiếm tiền, nhưng rồi sau đấy một thời gian chị thấy ông già ấy gầy rộc đi, đi bệnh viện liên tục. Cũng chỉ như người khách qua đường, chị bỏ đi không qua lại nữa, nhưng chị cũng không thể ngờ được ông già ham chơi này đã đi lang chạ với cả gái bán dâm mà đã bị mắc bệnh AIDS từ lúc nào không biết.
Thu mua phe lieu
Hàng nghìn người tuôn ra thành phố, di cư đi nơi khác để tìm kiếm miếng cơm manh áo (Ảnh minh họa)
Thương em cắt cỏ trên đồng
Người lao động có sức khỏe thì lên phố làm những nghề nặng nhọc, còn lại các em gái nghèo mới lớn cũng phải bươn trải bằng trăm phương nghìn kế. Một trong nghìn kế đó là “cắt cỏ thuê” cho các gia đình giàu có lập trang trại rộng lớn. Ở các vùng quê nghèo, chuyện con gái đi cắt cỏ thuê là điều cũng không mấy ngạc nhiên. Đàn ông, con trai đi cắt cỏ đã gặp những cảnh nguy hiểm, tai nạn luôn rình rập nhưng cánh đàn bà, chị em phụ nữ đi cắt cỏ thuê còn gặp lắm cảnh rợn người và đau lòng hơn.
Làm quen với anh Thanh (quê Đồng Tháp). Là người có vẻ am hiểu và quen nhiều “đồng nghiệp” chuyên cắt cỏ thuê, Thanh kể rành rọt cho chúng tôi nghe về những tai nạn của chị em khi cắt cỏ mà anh từng chứng kiến hoặc nghe kể lại.
“Nhớ nhất là lần trước, có con bé học lớp 8 đi cắt cỏ ở bãi trồng ngô thuê cho nhà trong làng. Cắt được 2 bao tải đầy rồi, chuẩn bị khiêng lên để đi về thì nặng quá, mà con bé ấy còm nhom, không tài nào lôi lên được. Nó vội chạy lên đường để tìm người xuống giúp. Chẳng may nó gặp phải thằng bệnh hoạn mà không biết. Thế là con bé bị đè xuống ruộng ngô, bị thằng kia làm nhục rồi lại còn trói tay, giấu ở bụi ngô….”. Chưa kể hết câu chuyện, mặt Thanh tỏ rõ nét buồn ngơ ngác. Cũng may sao, lần ấy cán bộ an ninh xã cũng nhanh tìm ra kẻ bất nhân kia, nhưng em bé nạn nhân vì sợ quá đâm ra thành ngớ ngẩn.
Đấy là câu chuyện buồn nhất và chắc cũng “ít gặp” đối với con gái khi làm nghề cắt cỏ thuê. Còn chuyện bị trêu ghẹo, sàm sỡ thì không hiếm. Bởi thường được giao cắt cỏ ở ngoài cánh đồng và dọn dẹp những khu vườn nằm sâu trong ngõ, hoang tàn từ lâu không ai ngó tới, nên cánh phụ nữ càng thuận tiện hơn cho bọn có máu dê xồm làm trò đồi bại.
Trời về chiều, các chị, các em gái lại hối hả cắt nốt đám cỏ còn lại, cái nón cứ sùm sụp trên đầu, quần áo ướt mèm bởi dính trận mưa lúc trước. Cắt xong xuôi, họ lại ôm từng đống cỏ to, mang ra chất đống để đốt khi đã khô. Xòe đôi bàn tay to xù, thô ráp và đầy những vết cứa đang rỉ máu vì lá cỏ sắc, vì lưỡi liềm cứa vào, cô bé Thương (cùng đội cắt cỏ với Thanh) cười hềnh hệch nói to: “Khổ lắm đấy, tay chảy máu hết đây này, làm cả buổi mới xong. Lát cho tôi xin tiền luôn đi, về còn mua thức ăn cho em, nhà chả còn cái gì ăn rồi….”. Vừa thở hổn hển vừa đưa mắt nhìn ông chủ đang đứng ngay đó. Cầm tờ 50.000 đồng trên tay, em run run nhét vào túi áo ngực đã ướt nhèm vì nước mưa, tay chỉnh lại cái nón rồi lùi lũi ra về.
Đến những cô bé giúp việc tại nhà
Câu chuyện những đứa trẻ thôn quê vì nhà nghèo thiếu học phải bỏ lên thành phố đi làm giúp việc nuôi sống cả gia đình bị ông chủ lạm dụng tình dục không phải là câu chuyện mà bây giờ người ta mới nhắc đến. Câu chuyện ấy giờ đây đã trở nên phổ biến đến mức mỗi khi nhắc đến nó người ta cũng không còn bàng hoàng căm phẫn hay rùng mình vì những trò đồi bại của ông chủ mà cảm thấy như chuyện bình thường. Nhan nhản các thông tin, giúp việc bị bà chủ phát hiện khi tòm tem với chồng bà chủ.
Hay ông chủ khiến giúp việc có thai đẩy ra đường. Rồi thì ông chủ bênh giúp việc khi vợ đánh ghen… Nhưng mới đây khi báo chí đưa tin về một ngôi làng ở Huế, trẻ em trong làng hầu hết là đều đi các tỉnh lân cận để làm giúp việc cho những gia đình giàu có kiếm tiền đỡ đần cha mẹ trong lúc khó khăn khốn đốn. Nhưng điều đau lòng là những em bé mới dậy thì mười lăm mười sáu đó khi trở về đều trở thành những bà mẹ. Có em thì dứt lòng cắt đi hòn máu của mình, nhưng cũng có em không đành trở thành bà mẹ đơn thân. Một ngôi làng nhỏ mà có đến vài trường hợp như vậy? Trong một ngôi nhà có hai đứa con gái thì cả 2 đứa đều mang thai khi trở về quê.
Thật quá xót xa. Rồi đây những cô bé gái kia sẽ mang nỗi ám ảnh đó suốt cả cuộc đời, vết nhơ, vết nhục trong quá khứ sẽ đeo đẳng các em, tương lai phía trước thật là mờ mịt với những người mẹ đơn thân như thế. Song đáng buồn là không thấy ai nhắc gì tới trách nhiệm của những kẻ gây ra vết nhục ấy, cũng chẳng thấy trường hợp nào bị pháp luật xử lý. Nỗi khổ và gánh nặng của sự mặc cảm dồn hết lên những cô bé mà đáng ra vẫn là những đứa trẻ ở tuổi cắp sách đến trường. Ai sẽ bảo vệ quyền lợi cho họ. Câu hỏi ấy đó làm cho bất cứ ai cũng phải suy nghĩ.
Khổ này kêu ai?
Theo TS. Nguyễn Thị Thu Hiền, Viện Tư vấn phát triển kinh tế xã hội nông thôn và miền núi (Cisdoma), phụ nữ làm nghề đồng nát và lao động trẻ em gái nghèo là nhóm dễ bị tổn thương nhưng ít được xã hội quan tâm. Họ có nguy cơ bị xâm hại tình dục và bị các bệnh lây qua đường tình dục cao nhưng chưa nhận thức được nguy cơ đó.
Đây là những đối tượng lao động cực nhọc trong môi trường đầy rẫy những nguy hiểm rình rập. Mỗi ngày họ thường di chuyển khoảng 25km để thu mua phế liệu hoặc lao động trong môi trường lao động không được đảm bảo. Đây là vấn đề về giải quyết nguồn nhân lực dư thừa ở nông thôn bao nhiêu năm nay. Tuy nhiên, lực lượng lao động nông thôn dư thừa ngày càng tăng, đặc biệt là số phụ nữ trẻ em nghèo ra phố kiếm sống đang gia tăng với số lượng lớn.
Ra đi không tay nghề, không học thức và vốn sống hạn hẹp, chị em lao động nghèo đành chấp nhận những công việc nặng nhọc. Kéo theo đó là các nguy cơ về bạo hành, xâm hại tình dục. Thậm chí chính bản thân người lao động nữ và trẻ em gái cũng nhận thức được các nguy cơ xảy ra với họ. Tuy vậy vì kế sinh nhai, những chiếc xe cút kít vẫn ra đi tối ngày, tiếng rao vẫn vang vọng khắp thôn cùng ngõ hẻm. Họ vẫn lam lũ kiếm tiền mà không bao giờ nghĩ đến việc ai sẽ bảo vệ họ khi bị lạm dụng.

 

Đọc thêm tại: http://www.vietgiaitri.com/